yahoo   yahoo  skype skype

Nhà cung cấp

  • 1
  • 2
  • 3
  • 5
  • 6
  • 8
  • 9
  • 4
  • 7
  • 11

Giấy chứng nhận

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Họp với nhà cung cấp - Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 

 

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nội dung bắt buộc của công tác bảo hộ lao động nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, giúp người sử dụng lao động chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ và người lao động biết cách thực hành ATVSLĐ, xử lý những tình huống trong quá trình sản xuất.

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao giấy khen cho các đơn vị làm tốt công tác ATVSLĐ

Thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015 và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành sản xuất công nghiệp an toàn, những năm gần đây nhận thức của chủ doanh nghiệp về ATLĐ đã có chuyển biến tích cực; tai nạn lao động được hạn chế, việc khám bệnh định kỳ cho người lao động được thực hiện khá nghiêm túc.

Anh Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Hàng năm phòng chủ động tham mưu với lãnh đạo sở xây dựng kế hoạch cụ thể từ việc tuyên truyền, huấn luyện, xây dựng mô hình an toàn đến kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động nói chung, thực hiện chính sách ATLĐ nói riêng. Năm 2013, phòng đã phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tổ chức 8 lớp huấn luyện ATVSLĐ và cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho 480 người là đại diện chủ sử dụng lao động, người lao động làm các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp trên địa bàn; 2 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho 140 cán bộ quản lý nhà nước về ATLĐ; 6 lớp tập huấn xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đã có 10 doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ; 6 doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện cho cán bộ làm công tác ATLĐ và người lao động làm các nghề nặng nhọc, độc hại; gần 10 nghìn lao động được huấn luyện định kỳ  về công tác an toàn lao động, sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động… Tại các lớp huấn luyện, các học viên được quán triệt mục đích, ý nghĩa công tác ATLĐ, VSLĐ; những quy định của pháp luật về ATVSLĐ như quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATVSLĐ; chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động; huấn luyện xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp; phương pháp xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ, xây dựng nội quy ATLĐ; các yếu tố nguy hiểm, có hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; những kiến thức cơ bản về kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ; phương pháp tự kiểm tra ATVSLĐ, khắc phục những thiếu sót, hạn chế, các nguy cơ mất ATVSLĐ tại cơ sở; cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu người bị tai nạn lao động… Qua đó, giúp các doanh nghiệp cũng như người lao động nâng cao nhận thức về vấn đề này. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động huấn luyện an toàn cho người lao động; duy trì việc tuyên truyền kiến thức về ATLĐ nói riêng, pháp luật lao động nói chung cho người lao động thông qua “góc an toàn”, “phòng truyền thông về an toàn” như ở Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy (VAP), Công ty TNHH Lixil Inax, Công ty Kinh Đô… Hay việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh nội bộ, bảng tin như ở các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cổ phần may Hưng Yên… Qua con số thống kê, tỷ lệ doanh nghiệp để xảy ra TNLĐ trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động ở tỉnh thấp… Anh Triệu Việt Thanh, Công ty TNHH KPI Việt Nam (Mỹ Hào) cho biết: Ngoài việc huấn luyện an toàn cho công nhân mới được tuyển dụng, hàng năm công ty đều phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức huấn luyện và thi sát hạch kiến thức ATLĐ cho công nhân. Nhờ vậy mà những năm qua công ty không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Chính vì áp dụng tốt quy trình an toàn mà cán bộ quản lý và công nhân lao động đều yên tâm sản xuất. 

Tuy nhiên, theo anh Nguyễn Văn Dũng, bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác ATVSLĐ vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ. Điều 102 Bộ luật Lao động quy định: trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề phải được hướng dẫn, huấn luyện ATVSLĐ và được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, thời gian huấn luyện ít nhất 2 ngày; người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải được tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ, được kiểm tra, sát hạch và được cấp thẻ an toàn trước khi nhận việc, thời gian huấn luyện ít nhất 3 ngày… Song, do chủ quan, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với sự an toàn tính mạng, sức khỏe người lao động; cũng như bảo đảm an toàn về tài sản của doanh nghiệp nên một số doanh nghiệp thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo cách đối phó rút ngắn thời gian huấn luyện. Nội dung huấn luyện mới chỉ tập trung vào lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của đơn vị, phần thực hành kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị còn hạn chế...

Để tăng cường công tác ATVSLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thời gian tới, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền những quy định của pháp luật về ATVSLĐ, chế độ bảo hộ lao động, kiến thức ATVSLĐ; tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ; hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, triển khai kế hoạch và tự kiểm tra công tác ATVSLĐ; xây dựng, trang bị đầy đủ nội quy lao động, quy trình vận hành máy, thiết bị, biện pháp làm việc an toàn; trang cấp thiết bị ATVSLĐ, bảo hộ cá nhân cho người lao động, đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm đối với doanh nghiệp vi phạm. Các doanh nghiệp cần tự giác, chủ động thực hiện quy định về huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động. Đặc biệt, người lao động cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện, tự giác chấp hành các quy định về ATVSLĐ.